Hiện nay, sau khi doanh nghiệp đã có giấy đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực ngành nghề có điều kiện sẽ được cấp giấy phép kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho quý độc giả tham khảo những thủ tục sau khi thành lập công ty hay còn gọi là thủ tục sau khi có giấy phép kinh doanh mà các doanh nghiệp nên nắm vững để có những hoạt động phù hợp theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, sau khi doanh nghiệp đã có giấy đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực ngành nghề có điều kiện sẽ được cấp giấy phép kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho quý độc giả tham khảo những thủ tục sau khi thành lập công ty hay còn gọi là thủ tục sau khi có giấy phép kinh doanh mà các doanh nghiệp nên nắm vững để có những hoạt động phù hợp theo quy định của pháp luật.

 

1. Đăng ký kê khai thuế ban đầu​

Khi đã có giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị các loại hồ sơ kê khai thuế lúc đầu. Sau đó, doanh nghiệp soạn thảo bộ hồ sơ này và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Các giấy tờ để kê khai thuế lúc đầu gồm các loại tờ khai thuế môn bài, tờ khai doanh nghiệp đăng ký sử dụng các hình thức kế toán và hóa đơn; các quyết định bổ nhiệm các vị trí giám đốc, kế toán và phương pháp doanh nghiệp trích khấu hao các loại tài sản cố định.

Các doanh nghiệp không cần phải chuẩn bị đầy đủ tất cả các loại tài liệu nêu trên. Các loại giấy tờ này có thể thiếu tùy thuộc vào các chi cục thuế ở các địa phương khác nhau họ sẽ có những điều kiện, quy định riêng. Trừ một loại bắt buộc phải có đó là tờ khai phương pháp doanh nghiệp trích khấu hao các loại tài sản cố định. Nhưng để an toàn và tránh mất thời gian, các doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ này. Lưu ý là một bộ nộp tại chi cục thuế và một bộ lưu trữ tại công ty để dự phòng.

Theo quy định tại nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 25/02/2020, thì các doanh nghiệp mới được thành lập được miễn nộp loại thuế môn bài trong năm mà doanh nghiệp thành lập. Trước đây, khi nghị định này chưa có hiệu lực thi hành thì các doanh nghiệp mới thành lập phải nộp các loại tờ khai lệ phí thuế môn bài và lệ phí thuế môn bài theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên với quy định mới này đã hỗ trợ phần nào cho các doanh nghiệp mới thành lập hiện nay.

Và cũng theo nghị định 22/2020/NĐ-CP hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập này sẽ tiến hành nộp các loại tờ khai lệ phí môn bài và lệ phí thuế môn bài trước ngày 30/01 năm liền sau của năm thành lập. Mức lệ phí thuế môn bài thường rơi vào khoảng 2-3 triệu đồng/1 năm phụ thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký lớn hơn hay nhỏ hơn mức 10 tỷ đồng. Những năm liền sau đó, doanh nghiệp chỉ cần nộp lệ phí thuế môn bài với thời gian trong khoảng từ ngày 01-30/01 hàng năm.

Như vậy, đối với các doanh nghiệp được thành lập trước thời điểm nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì các doanh nghiệp này vẫn phải tiến hành nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài và lệ phí thuế môn bài. Tờ khai lệ phí thuế môn bài và lệ phí thuế môn bài là một trong những giấy tờ quan trọng mà doanh nghiệp phải chuẩn bị để nộp cho cơ quan quản lý thuế. Ngày cuối cùng của tháng mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất là thời hạn cuối cùng theo quy định mà doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài.

Để xác định ngày doanh nghiệp bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất, các các bộ thuế thường dựa vào thời gian thành lập ghi trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng như 29, 30, 31…thì thời gian được xác định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.

Mức phạt chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài

Theo quy định tại thông tư 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định doanh nghiệp nếu chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài thì phải chịu các hình thức xử phạt gồm bị cảnh cáo, phạt tiền với các mức khác nhau tương ứng với hành vi vi phạm.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 400.000-1.000.000 đồng khi chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng thời gian từ 1 đến 10 ngày. Doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 800.000-2.000.000 đồng khi chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng thời gian từ 1 đến 20 ngày. Doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1.200.000-3.000.000 đồng khi chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 ngày. doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1.600.000-4.000.000 đồng khi chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng thời gian từ 30 đến 40 ngày. Và mức phạt cao nhất, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2.000.000-5.000.000 đồng khi chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng thời gian từ 40 đến 90 ngày.

Riêng đối với các doanh nghiệp chỉ chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng từ 1-5 ngày, nếu có các tình tiết giảm nhẹ cho hành vi vi phạm, doanh nghiệp chỉ bị phạt với hình thức cảnh cáo.

Mức phạt chậm nộp thuế môn bài

Để xác định mức phạt chậm nộp thuế môn bài, căn cứ theo thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính, có thể tính như sau:

Số tiền cơ quan thuế phạt = số tiền cơ quan thuế phạt chậm nộp x 0,03% x tổng số ngày doanh nghiệp chậm nộp.

 

2. Tiến hành niêm yết công bố bảng hiệu doanh nghiệp​

Theo quy định của pháp luật, một trong những việc quan trọng cần làm sau khi có giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp cần tiến hành thiết kế bảng hiệu và niêm yết tại nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bảng hiệu của doanh nghiệp có thể có nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau tùy theo mong muốn, nhu cầu của doanh nghiệp nhưng phải có đủ các dòng được liệt kê sau đây: Tên của doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại liên hệ và mã số của doanh nghiệp.

Theo quy định tại điểm c khoản 2, điểm e khoản 3 Điều 34 nghị định 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ , doanh nghiệp bắt buộc phải niêm yết bảng hiệu tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc niêm yết tại các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng theo quy định trên, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền trong khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng. Nếu vi phạm với các tình tiết nặng hơn thì doanh nghiệp sẽ bị đóng mã số thuế.
 

3. Tiến hành mở tài khoản cho doanh nghiệp tại ngân hàng​

Các hồ sơ mà doanh nghiệp phải chuẩn bị khi mở tài khoản tại ngân hàng đó là:

  • Một bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Một bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Một bản sao (không bắt buộc công chứng) giấy biên nhận về việc xác nhận doanh nghiệp đã đăng các thông tin về đăng ký con dấu doanh nghiệp.
  • Khi đăng ký tài khoản tại ngân hàng, người đi đăng ký cần đem theo con dấu của doanh nghiệp để tiến hành thực hiện các thủ tục. Sau đó, thực hiện nộp vào tài khoản ngân hàng một số tiền ít nhất là 3.100.000 đồng. Điều này nhằm để khi doanh nghiệp đã nộp tiền thuế môn bài vẫn đảm bảo số dư tài khoản ngân hàng ít nhất là 1.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc mở tài khoản tại ngân hàng, doanh nghiệp cần đăng ký các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng này tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp tiến hành mở tài khoản ngân hàng. Điều này giúp Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cùng các cơ quan khác có thể kiểm soát và quản lý các thông tin liên quan đến các giao dịch mà doanh nghiệp thực hiện tại tài khoản ngân hàng này.

Các doanh nghiệp theo quy định phải có tối thiểu một tài khoản ngân hàng để tiện lợi cho việc nộp thuế điện tử và các giao dịch hành chính khác. Đối với các giao dịch phát sinh của doanh nghiệp có mức trên 20 triệu đồng, doanh nghiệp phải tiến hành chuyển khoản. Doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng hạn các thủ tục này, nếu không, sẽ phải chịu các chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, một doanh nghiệp có quyền mở một hoặc nhiều số tài khoản ngân hàng để tiến hành các giao dịch. Tuy nhiên, một số tài khoản ngân hàng chỉ sử dụng cho một doanh nghiệp.
 

4. Thực hiện mua chữ ký số​

Hiện nay, tất cả các cơ quan thuế ở nước ta đều yêu cầu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải kê khai thuế bằng hình thức internet. Do vậy, việc đăng ký mua chữ ký số là điều mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều chữ ký số điện tử. Tuy nhiên, một chữ ký số điện tử chỉ sử dụng cho một doanh nghiệp duy nhất.

Doanh nghiệp cần tiến hành mua chữ ký số để thực hiện một số thủ tục hành chính của các cơ quan thuế bằng hình thức trực tuyến như nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài, kê khai nộp thuế. Ngoài ra, chữ ký số điện tử còn được sử dụng khi doanh nghiệp kê khai các loại giấy tờ trực tuyến bên hải quan, các giao dịch ngân hàng, bảo hiểm xã hội, giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch với các cơ quan một cửa, các cơ quan hành chính khác. Thông qua việc sử dụng chữ ký số điện tử, doanh nghiệp không cần phải in các tờ khai như truyền thống, cũng không cần đóng dấu đỏ của doanh nghiệp mình… Nhờ đó, tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí một cách đáng kể cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý, trước khi thực hiện các giao dịch nộp các loại thuế bằng phương thức trực tuyến. Doanh nghiệp cần đăng ký chữ ký số điện tử tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Và phải được ngân hàng thông qua thì lúc này doanh nghiệp mới có thể sử dụng chữ ký số để thực hiện các thủ tục hành chính của mình.
 

5. Thực hiện đăng ký dùng hóa đơn​

Ngày này, hóa đơn điện tử được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng vi tính tiện lợi của nó. Hồ sơ thực hiện đăng ký dùng hóa đơn điện tử bao gồm:
 

  • Quyết định của chủ doanh nghiệp về việc sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Các hợp đồng yêu cầu cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp.
  • Thông báo về việc phát hành hóa đơn điện tử.
  • Biên bản về việc bàn giao dịch vụ hóa đơn điện tử.

Doanh nghiệp cần chú ý, đối với hồ sơ đăng ký dùng hóa đơn điện tử, phải nộp ở cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong thời hạn từ 2-3 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp nộp giấy thông báo về việc doanh nghiệp phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp thì mới được quyền thực hiện các thủ tục phát hành và xuất các hóa đơn.

Tùy thuộc vào các cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, cơ quan thuế sẽ cử cán bộ thuế để tới doanh nghiệp xác nhận địa chỉ và cân nhắc tình hình sản xuất, kinh doanh để phê duyệt yêu cầu đăng ký dùng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.

Theo quy định tại thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính, doanh nghiệp có thời hạn cuối cùng để bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là vào ngày 1/11/2021, vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng hóa đơn điện tử sớm để thuận tiện và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần lưu tâm hai loại hóa đơn trong quá trình hoạt động, bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) và hóa đơn doanh nghiệp sử dụng bán hàng trực tiếp. Hai loại hóa đơn này đều có thể dùng dưới hình thức hóa đơn điện tử.

Nếu trong trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu dùng hóa đơn giấy thì doanh nghiệp có thể yêu cầu cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cho phép in hóa đơn. Nếu cơ quan thuế cho phép, thì doanh nghiệp mới có thể in hóa đơn tại các cơ sở in hóa đơn và phát hành chúng. Như vậy, khi doanh nghiệp sử dụng loại hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử thì đều phải có nghĩa vụ tiến hành phát hành hóa đơn mà doanh nghiệp sử dụng. Đồng thời, phải có sự đồng ý của cơ quan thuế mà doanh nghiệp đặt trụ sở.

Doanh nghiệp cần có các kế hoạch về việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho cán bộ nhân viên và người lao động làm việc. Căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2018/QH13; nghị định 88/2015/NĐ-CP; quyết định 595/QĐ-BHXH…
 

6. Các loại thủ tục khác​

Bên cạnh những thủ tục được phân tích ở trên, các doanh nghiệp khi đã hoàn thiện các thủ tục thành lập công ty hoặc nhận giấy phép kinh doanh cần hoàn chỉnh các điều kiện với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần hoàn thiện các loại giấy tờ như giấy phép con, mức vốn pháp định của doanh nghiệp chứng chỉ, giấy phép hành nghề.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có nghĩa vụ nộp các tờ kê khai thuế giá trị gia tăng, tờ kê khai thuế thu nhập cá nhân (nếu phát sinh thuế thu nhập cá nhân) từng quý, báo cáo về việc sử dụng hóa đơn, nộp tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…

Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp các tờ khai thuế, nộp tiền thuế đầy đủ và đúng hạn tránh tình trạng nộp chậm, nộp trễ…

Bởi lẽ, doanh nghiệp ngay sau khi có giấy phép kinh doanh thì ở hệ thống dữ liệu của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã cập nhật thông tin tình trạng của hoạt động là đang hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhanh chóng linh hoạt triển khai các thủ tục theo đúng quy định để giảm thiểu các tình trạng thường xuyên xảy ra như trễ các tờ kê khai thuế, bị phạt chậm nộp thuế, đóng mã số thuế, gây rất nhiều phiền hà cho doanh nghiệp sau này.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp cho quý độc giả hiểu rõ hơn về những thủ tục sau khi thành lập công ty mà các doanh nghiệp hiện nay nên biết. Hy vọng đã có thể giúp cho quý doanh nghiệp có thêm nhiều thông tin bổ ích, nhất là những thông tin về các thủ tục phát hành hóa đơn, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu cũng như mức phạt chậm nộp thuế môn bài… Nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh được thuận lợi và suôn sẻ hơn.

⇒ Nếu doanh nghiệp bạn gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp thì có thể liên hệ đến kế toán Ánh Dương để hỗ trợ tư vấn cũng như thanh lap cong ty gia re quan go vap trọn gói sẽ giúp doanh nghiệp bạn giải quyết mọi thủ tục trên.

Nguồn: https://ketoananhduong.com/nhung-vi...iay-phep-kinh-doanh-ma-doanh-nghiep-nen-biet/

Những việc cần làm và thủ tục sau khi thành lập công ty mà doanh nghiệp nên biết
thành lập công ty giá rẻ