Thay đổi tên công ty cổ phần cần những thủ tục gì? Bài viết này sẽ chia sẽ đầy đủ, và có phí dịch vụ cho việc thay đổi này luôn bạn có thể tiện liên hệ

Dịch vụ kế toán trọn gói TPHCM - Tên gọi của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng xuyên suốt cả quá trình hoạt động. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, các công ty vẫn có nhu cầu thay đổi tên. Dưới đây là cách đổi tên công ty.

Khi nào phải thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty?

Trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tên doanh nghiệp một trong những là nội dung không thể thiếu đó (khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020).

Theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp được hiểu là tên tiếng Việt của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có tên tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) và tên viết tắt.

Trong đó, tên tiếng Việt là bắt buộc, còn tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 02 thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tên riêng, công ty đều phải thực hiện thủ tục thay đổi tên.

Doanh nghiệp có thể thay đổi tên trong quá trình hoạt động. Việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Duy nhất 01 trường hợp theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp thay đổi loại hình hoạt động, bản chất tên công ty cũng sẽ thay đổi (Ví dụ: Công ty TNHH ABC => Công ty cổ phần ABC) nhưng không phải làm thủ tục đổi tên.

Trình tự thủ tục thay đổi tên công ty mới nhất

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi có Quyết định hoặc Nghị quyết thay đổi tên, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 1: Kiểm tra khả năng sử dụng của tên công ty mới dự kiến

Tra cứu tên công ty mới trên Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia xem có thể sử dụng tên công ty mới hay không.

Tham khảo chi tiết: Cách kiểm tra tên công ty tránh đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty gồm:

STT

Thành phần hồ sơ

1

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; (Phụ lục II-1 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)

2

Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.

(Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty)

3

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên (do Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch hội đồng thành viên/chủ sở hữu ký).

(Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty)

4

Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty (nếu có)

Bước 3: Nộp hồ sơ và lệ phí thay đổi tên công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc nộp hồ sơ qua mạng. Sau khi có tiếp nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cơ quan đăng ký ra kết quả chấp thuận hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi hồ sơ (nếu có) trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ.

Lệ phí: 50.000 đồng/lần (Thông tư số 47/2019/TT-BTC, áp dụng từ ngày 20/9/2019). Lệ phí hiện nay được nộp online qua Cổng thông thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục đăng ký.

Bước 4: Khắc lại con dấu nếu thay đổi tên tiếng Việt

 

Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới, doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu pháp nhân mới với tên doanh nghiệp mới.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp không phải làm thủ tục thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Mẫu dấu của doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp quyết định về số lượng và hình thức, cơ quan đăng ký kinh doanh không còn quản lý nữa.

Nhưng để thống nhất hình thức trong các văn bản của doanh nghiệp, sau khi thay đổi tên, doanh nghiệp vẫn nên thay đổi cả hình thức và nội dung con dấu.

Bước 5: Công bố thông tin thay đổi doanh nghiệp

Sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi. Lệ phí công bố thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.

Xem chi tiết: Khi nào phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp?

Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thực hiện thủ tục đổi tên công ty. Nếu có thắc mắc liên quan đến thủ tục này, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần - Dịch vụ Kế Toán Tân Thuế Việt